1. Dấu hiệu Chào Mào bắt đầu thay lông
Khi bộ lông của chú chim chào mào có những dấu hiệu khô và xơ, khi tắm hay bị ướt bị lông bị ướt rất nhanh. Đúng mùa thay lông, các cọng lông ở cánh, ức, đuôi sẽ rụng rải rác nhiều hơn.
Đồng thời chào mào cũng sẽ biểu lộ những hành động rỉa lông, ngứa ngáy. Và có cảm giác như đuối sức, ít hót, cáu gắt hơn bình thường. Những hiệu ứng này báo hiệu chính xác mùa thay lông của chào mào đã tới, vì thế bạn cần có những cách hữu hiệu để chăm sóc chim.
2. Cách chăm sóc chim Chào Mào thay lông
Chim Chào mào thay lông là thời điểm chim khá yếu. Do đó, đây là giai đoạn chim đặc biệt cần nhiều chất dinh dưỡng cũng như việc vệ sinh để bảo vệ sức khỏe đúng cách. Bởi sức lực cũng như toàn độ dinh dưỡng được tập trung cho việc mọc lông mới. Chăm sóc hợp lý giúp chào mào khỏe mạnh, cho ra những bộ lông mềm mượt, đẹp mắt.
Xem thêm: Bí quyết nuôi chim chào mào sinh sản
2.1 Chế độ dinh dưỡng
Trong thời kỳ thay lông chế độ dinh dưỡng chiếm phần quan trọng. Vì lông chim được hình thành phần lớn là chất đạm và một phần canxi. Nên khi chào mào bắt đầu rụng lông cần cho chim ăn những thực phẩm, mồi tươi ngon nhất để bồi bổ.
Cho ăn cám
Cám dành cho chim chào mào đang thay lông thường là các loại cám như: Hiển Bảo Khánh, @CADN, Thắng Mẹo Đà Nẵng, Nam Đà Nẵng… Các loại cám này có tính mát vì chứa nhiều hoa quả và các khoáng chất quan trọng cho quá trình thay lông.
Cần chú ý các loại cám có lên lửa vì tính nóng và chúng có chứa hàm lượng đạm rất cao. Điều đó sẽ gây hại cho chim khi ăn vào sẽ làm hỏng lông chim cũng như quá trình tiêu hóa gặp khó khăn (bệnh tiêu chảy cấp).
Bạn cũng có thể cho chim ăn một ít đậu phộng (lạc). Trong đậu phộng có chứa hàm lượng chất béo cao giúp lông chim tăng độ mềm mượt, mọc nhanh. Bạn đem đậu rang chín rồi xay nhuyễn trộn với cám cho chim ăn.
Cho ăn trái cây tươi
Cần đề cao những loại trái cây có tính mát để cho chim ăn, thúc đẩy quá trình mọc lông, chào mào phát triển tốt hơn. Các loại quả có thể ăn như: cam, cà chua, đu đủ, mướp…
Ngoài ra, có thể sử dụng các loại hoa quả có màu đỏ để tạo sắc tố cho bộ lông. Đặc biệt tốt cho quá trình tiêu hóa, bổ sung vitamin giúp chim giữ được màu đỏ nơi tách má và lông hậu môn như: gấc, cà rốt, bình bát dây, đu đủ… Bên cạnh đó, còn khiến bộ lông của chào mào thêm mềm và óng mượt hơn.
Cho ăn các loại mồi tươi ngon
Đây là giai đoạn sức khỏe của chim yếu dần đi vì phải tập trung nuôi bộ lông mới. Do đó, chúng ta phải chú ý vào chế độ dinh dưỡng, bổ sung những mồi tươi ngon có chứa đạm vừa phải và canxi cho chào mào. Các loại mồi có thể dùng tốt như: cào cào, châu chấu, trứng kiến, dế non…
Lưu ý quan trọng là tuyệt đối không được cho chim ăn sâu tươi hoặc sâu khô vào thời kì này. Bởi trong sâu có tính nóng, bộ lông yếu mới mọc ra sẽ bị khô, xoắn lại trông rất xấu, có khi làm hỏng cả bộ lông.
Xem thêm: Cách phân biệt chim chào mào trống mái
2.2 Chế độ tắm và nghỉ ngơi khi Chào Mào thay lông
Để chim sở hữu một bộ lông đẹp như ý thì việc vệ sinh tắm táp cũng như chế độ nghỉ ngơi hợp lý là rất quan trọng.
Tắm cho chim chào mào
Tắm nắng thì việc tắm diễn ra bình thường vào mỗi buổi sáng sớm (7h sáng và tắm khoảng 30 phút). Vitamin D trong nắng sớm sẽ kích thích lông mọc nhanh và bổ sung canxi tăng cường cho lông.
Tắm nước cách 2-3 ngày một lần, tắm vào khoảng 12h trưa rồi đem phơi nắng cho khô lông (phơi khoảng 30 phút), sau đó đưa chim vào lồng chữ A trùm lại. Khi tắm nước, phần vỏ bọc chân lông bị ướt và làm mềm đi, tạo điều kiện cho lông dễ lớn nhanh và trồi ra.
Chế độ nghỉ ngơi
Cần cho chim có một lịch trình nghỉ ngơi hợp lý. Thời điểm tốt nhất để chim đi ngủ là từ 6h tối, không để đèn dẫn đến chim thức quá khuya, không tốt cho sức khỏe, cũng như các hoạt động trao đổi chất diễn ra. Không nên trùm lồng chim quá kín, nên để quá trình thay lông của chim diễn ra được tự nhiên.
3. Lưu ý khi chăm sóc chim Chào Mào thay lông
Trong quá trình thay lông, cần một số chú ý để tránh các trường hợp không may xảy ra với bộ lông cũng như sức khỏe của chim:
– Không được đổi lồng chim, tập dợt cho chim hay cho chim di chuyển xa. Bởi lúc này cơ thể chim rất yếu, không có sức, sẽ ảnh hưởng mạnh đến thẩm mỹ của bộ lông.
– Chim đã có 1-2 mùa thay lông thường rất nhạy cảm. Vẫn thay lông theo mùa nhưng với bất kỳ thay đổi đột ngột về thức ăn, lồng, khí hậu… lông chim bị rụng bất chợt. Hay những cuộc di chuyển xa sẽ khiến chim ngừng thay lông.
– Tùy theo từng thể chất của mỗi chú chim mà có chế độ chăm sóc khác nhau, diễn biến thay lông cũng khác. Cần cho chim đến nơi an tĩnh, không bị ảnh hưởng bởi những loài động vật khác nhằm giữ sức khỏe ổn định hơn.
Chúng tôi đã cung cấp cho bạn một số cách chăm sóc chim chào mào khi thay lông. Mong rằng bạn có thể áp dụng hiệu quả cho những chú chim cảnh của mình để chúng sở hữu bộ lông đẹp, mềm và mướt hơn. Đồng thời sức khỏe cũng tốt lên sau quá trình thay lông.